Cứu hỏa bằng trực thăng ở Việt Nam chưa khả thi

Trong khi Chủ tịch Hà Nội đề nghị trang bị trực thăng để cứu hộ cháy cao ốc thì đại diện hàng không và Cục Cảnh sát phòng cháy chữa cháy đều cho rằng việc này chưa khả thi vì liên quan tới tài chính, bãi đỗ, điều kiện bay...

Một ngày sau vụ cháy tháp EVN cao 33 tầng ở phố Cửa Bắc (Hà Nội), UBND Hà Nội đã có cuộc họp khẩn cấp với lãnh đạo sở, ngành của thành phố. Lần đầu tiên Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Thế Thảo đề nghị, phải tính đến việc trang bị máy bay trực thăng để khi xảy cháy nhà cao tầng có thể cứu hộ dễ dàng hơn.

Người đứng đầu thành phố đặt câu hỏi cho các lãnh đạo sở, ngành vì sao không nhờ đến trực thăng quân đội vì nếu trực thăng đến thả thang dây có thể cứu nhanh hơn những người mắc kẹt trên nóc nhà.

Tuy nhiên, đại diện phía hàng không và phòng cháy chữa cháy đều cho rằng việc cứu hỏa, cứu hộ ở nhà cao tầng bằng trực thăng hiện nay là chưa khả thi và không thể thực hiện.


Theo nhà chức trách hàng không, để đảm bảo công tác cứu hộ tại các tòa nhà cao tầng, trực thăng cần tuân thủ điều kiện nhất định về mặt kỹ thuật như phải có ít nhất 2 động cơ, có thể chuyên chở 5-10 người làm công tác cứu hộ... Tuy nhiên, các dòng máy bay kiểu này thường rất đắt, giá chào bán khoảng 12 triệu USD cho đến vài chục triệu USD.

Doanh nghiệp tư nhân không mấy mặn mà triển khai dịch vụ này vì rất tốn kém và giá trị sử dụng không cao, lãnh đạo này chia sẻ. Ở Việt Nam, đội bay trực thăng đang được khai thác bởi 2 đơn vị là Tổng công ty Bay dịch vụ miền Nam, miền BắcBộ Quốc phòng. Nhưng cả hai đội bay chủ yếu phục vụ nhu cầu đảm bảo an ninh quốc gia chứ không phục vụ cứu hộ, cứu hỏa.

Ngoài vấn đề kinh phí mua sắm máy bay, Phó giám đốc Sở Cảnh sát PCCC TP HCM Lê Tấn Bửu còn cho hay, vấn đề không lưu, quy chế bay, bảo dưỡng, đội ngũ phi công... cũng khá phức tạp bởi không phải mua máy bay về là dùng ngay, có khi mấy năm mới sử dụng đến, rất dễ hư hỏng.

Đồng quan điểm, đại tá Nguyễn Văn Tươi, Cục phó Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy (Bộ Công an) cho biết, máy bay trực thăng cũng là một trong những phương tiện được sử dụng để chữa cháy nhưng vẫn phải phụ thuộc vào kinh tế đất nước. Hà Nội đề cập đến khả năng đầu tư trực thăng cứu hộ, cứu hỏa, nhưng thành phố cần phải tính tới cả chi phí bảo trì, bảo dưỡng, phi công...

 

Một vướng mắc khác là bãi đỗ cho sân bay trực thăng. Hiện rất ít tòa nhà cao tầng của Việt Nam có sân bay riêng được xây dựng trên cơ sở chuẩn mực về tải trọng, độ cao và diện tích. Trong khi các nước, các tòa nhà lớn thường có sân bay và nếu xảy ra cháy, trực thăng có thể đỗ trên nóc tòa nhà bên cạnh, từ đó phun nước dập tắt đám cháy.

Việt Nam từng sử dụng trực trăng để dập tắt một số đám cháy rừng, tuy nhiên với cháy tòa nhà cao tầng trong thành phố thì gặp rất nhiều khó khăn. Vì thành phố bị bao bọc bởi các tòa nhà cao tầng, hệ thống dây cáp, cột sóng di động và nhiều thiết bị khiến máy bay hoạt động không an toàn.

Bản đồ thành phố không cập nhật phần tĩnh không, độ cao cho phép hoạt động của máy bay. Nếu phải cứu hộ, cứu nạn vào đêm tối, phi công sẽ không biết đường mà bay, một cán bộ của Cục Hàng không chia sẻ.

Cũng theo cán bộ này, các máy bay chỉ có thể cứu hộ cứu nạn đối với những sự cố lộ thiên như cháy rừng. Với các tòa nhà cao tầng được thiết kế khép kín, nguồn cháy không xác định, chỉ thấy khói bốc cao, nếu sử dụng máy bay trực thăng thả nước xuống tòa nhà thì cũng không hiệu quả.

Giả sử điểm cháy ở ngang hông tòa nhà, máy bay không thể can thiệp vì nó chỉ có thể bay trên nóc, chứ không thể bay ngang phun nước vào, anh này nói và cho biết thêm nhà càng cao, cháy càng lớn thì càng làm máy bay không thể treo cao để cứu hộ được (độ cao treo được để cứu hộ tỷ lệ nghịch với tải trọng máy bay và nước chữa cháy).

Ngoài những lý do trên, một bất cập khác là thủ tục pháp lý. Ở Việt Nam, dịch vụ trực thăng cứu hộ chưa có hành lang pháp lý. Máy bay liên quan đến an toàn, an ninh vùng trời nên sau sự kiện khủng bố 11/9, Việt Nam và một số quốc gia càng siết chặt hơn vấn đề này.

Theo quy định hiện nay, quân đội quản lý vùng trời. Một chuyến bay thương mại thì xin phép mất 8 giờ, chuyến bay cứu nạn (lụt lội, cấp cứu) phải mất 3 giờ. Tất cả trường hợp xin cứu hộ, cứu nạn, công ty phải báo cho Quân chủng phòng không không quân, rồi mới xin phép theo ngành dọc. Để hoàn tất thủ tục này mất nhiều thời gian.

Với những bất cập nêu trên, nhà chức trách hàng không cho rằng để sử dụng máy bay trực thăng trong cứu hộ cứu nạn các vụ cháy nhà cao tầng thì cần thiết lập một hàng lang pháp lý, có một đội bay riêng, được huấn luyện chu đáo và phải trực 24/24h như lính cứu hỏa. Phi công phải giỏi, tinh nhuệ, được đào tạo chuyên sâu về phòng cháy chữa cháy. Máy bay phải được thiết kế riêng phục vụ cho công tác này.

Mr.Tín (0936.114114 - 0386.114114)

      

Tin tức khác
Hỗ trợ trực tuyến
  • Tư vấn thiết kế PCCC

    0936.114 114
    028.66 542 542

  • Dự án PCCC

    0386.114 114
    0936.114 114

  • Thiết bị PCCC

    0903.677 333
    028.6277 8277

  • Giải pháp chống cháy lan

    0386.114 114
    0963.677 333

  • Phòng Kỹ Thuật,Bảo trì

    0386.114 114

  • Tài Chính Kế toán

    0346.114 114
    0902.111 677

  • Liên hệ Email

    pccctacotek@gmail.com
    mep.taco@gmail.com

Công trình tiêu biểu
Tất cả