TIÊU CHUẨN THIẾT KẾ HỆ THỐNG FOAM CHỮA CHÁY

Đơn giá : Liên hệ

TIÊU CHUẨN THIẾT KẾ HỆ THỐNG FOAM CHỮA CHÁY

 

PCCC TACOTEK chia sẻ với bạn đọc kiến thức tiêu chuẩn thiết kế hệ thống foam chữa cháy TCVN tại Việt Nam như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu theo thông tin dưới đây:

sơ đồ hệ thống foam chữa cháy

Căn cứ theo tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN):

TCVN  7278-1: 2003: chất chữa cháy - chất tạo bọt chữa cháy - phần 1: yêu cầu kỹ thuật đối với chất tạo bọt chữa cháy độ nở thấp dùng phun lên bề mặt chất lỏng cháy không hòa tan được với nước.

TCVN 7278-2: 2003: chất chữa cháy- chất tạo bọt chữa cháy- phần 1: yêu cầu kỹ thuật đối với chất tạo bọt chữa cháy độ nở trung bình và cao dùng phun lên bề mặt chất lỏng cháy hòa tan được với nước.

NFPA 11: Tiêu chuẩn về bọt Foam độ nở thấp - trung bình - cao.

số liệu kỹ thuật bình foam chữa cháy

Theo TCVN yêu cầu đối với chất chữa cháy độ nở thấp - trung bình - cao

Theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7278: 2003: Chất chữa cháy - chất tạo bọt chữa cháy mỗi loại chất chữa cháy ( độ nở thấp - trung bình - cao) sẽ phải đáp ứng những tiêu chuẩn khác nhau, nhưng nhìn chung hầu hết các loại chất chữa cháy bọt phải đảm bảo các yêu cầu như sau:

  • Sử dụng với nước biển

Nếu chất tạo bọt chữa cháy được ghi nhãn là thích hợp để sử dụng với nước biển thì nồng độ khuyến nghị sử dụng với nước ngọt và nước biển phải như nhau.

 

  • Độ ổn định của chất tạo bọt chữa cháy khi Đông Đặc và Hóa Lỏng

Trước và sau khi ổn nhiệt, chất tạo bọt chữa cháy được người cung cấp xác nhận là không bị tác động có hại bởi đông đặc và hóa lỏng, phải không nhìn thấy được dấu hiệu của việc phân tầng, không đồng nhất

  • Cặn trong chất tạo bọt chữa cháy

+ Cặn trước khi hóa già

Bất kỳ cặn nào trong chất tạo bọt được chuẩn bị theo tiêu chuẩn phải có khả năng lọt qua rây 180 micromet và tỉ lệ % thể tích của cặn không được vượt quá 0,25%

Cặn sau khi hóa già

Bất kỳ loại cặn nào trong chất tạo bọt được hóa già phải có khả năng lọt qua rây 180 micromet và tỉ lệ % thể tích của cặn không được vượt quá 1,0%

Độ lỏng tương đối của chất tạo bọt chữa cháy

Trước và sau khi ổn định, tốc độ dòng của chất tạo bọt chữa cháy không được nhỏ hơn tốc độ dòng đạt được với chất lỏng chuẩn có độ nhớt động học 200 mm2/s.

  • Giới hạn độ Ph của chất tạo bọt chữa cháy

Độ pH của chất tạo bọt chữa cháy trước và sau ổn nhiệt, không được nhỏ hơn 6,0 và không được lớn hơn 9,5 ở (20 ± 2) 0C.

  • Độ nhạy với nhiệt độ của chất tạo bọt chữa cháy

Nếu độ pH trước và sau khi ổn nhiệt chênh nhau nhiều hơn 0,5 chất tạo bọt chữa cháy này phải được chỉ định là chất tạo bọt nhạy cảm với nhiệt độ.

Trước khi ổn nhiệt

Sức căng bề mặt của dung dịch tạo bọt được chuẩn bị từ chất tạo bọt, trước khi ổn nhiệt, ở nồng độ khuyến nghị của người cung cấp phải trong khoảng ± 10% của giá trị đặc trưng.

Độ nhạy nhiệt độ

Sức căng bề mặt của dung dịch tạo bọt được chuẩn bị từ chất tạo bọt sau khi ổn nhiệt, ở nồng độ khuyến nghị của người cung cấp.

bình foam chữa cháy

Nếu như giá trị nhận được sau khi ổn nhiệt nhỏ hơn 0,95 lần hoặc lớn hơn 1,05 lần giá trị nhận được trước khi ổn nhiệt thì chất tạo bọt chữa cháy này phải được chỉ định là chất tạo bọt nhạy cảm với nhiệt độ.

Lưu ý: Tất cả những yêu cầu trên đều tuân thủ theo phép thử được tiến hành theo quy định của TCVN 7278-1: 2003 (chất tạo bọt chữa cháy ở độ nở thấp), TCVN 7278-2: 2003 (chất tạo bọt chữa cháy độ nở trung bình và cao).

=> Để được thiết kế hệ thống Foam chữa cháy theo tiêu chuẩn TCVN quý khách vui lòng liên hệ: 0936.114 114  để được hỗ trợ nhanh nhất! 

Hỗ trợ trực tuyến
  • Tư vấn thiết kế PCCC

    0936.114 114

  • Dự án PCCC

    0386.114 114
    0936.114 114

  • Thiết bị PCCC

    0903.677 333

  • Giải pháp chống cháy lan

    0386.114 114
    0963.677 333

  • Phòng Kỹ Thuật,Bảo trì

    0386.114 114
    0936114114

  • Tài Chính Kế toán

    0902.111 677

  • Liên hệ Email

    thietkephongchay@gmail.com
    mep.taco@gmail.com

Công trình tiêu biểu
Tất cả