Hướng dẫn tính toán thông số kỹ thuật của hệ thống chữa cháy

Tính toán thông số kỹ thuật của hệ thống chữa cháy được rất nhiều người quan tâm tìm kiếm. Đó có thể là chủ nhà quan tâm về PCCC hoặc những người đang thực tập đến PCCC. Với kinh nghiệm 20 năm trong lĩnh vực thiết kế hệ thống PCCC chuyên nghiệp, trong đó có hệ thống chữa cháy, TACOTEK sẽ hướng dẫn chi tiết cách tính toán thông số kỹ thuật của hệ thống chữa cháy.

 

Hướng dẫn tính toán thông số kỹ thuật của hệ thống chữa cháy

 

Cách tính toán thông số kỹ thuật của hệ thống chữa cháy
 

Trong cách tính toán thông số kỹ thuật của hệ thống chữa cháy, trạm bơm chữa cháy phải đáp ứng các yêu cầu cấp nước chữa cháy cho 2 hệ thống cùng một lúc. 
 

Theo TCVN thì hệ thống chữa cháy vách tường có lưu lượng cho mỗi họng khu tầng hầm là 2,5 l/s, số họng phun đồng thời là 2. Vì thế, lưu lượng tổng cộng cho hệ thống chữa cháy vách tường lấy theo khu vực có lưu lượng lớn nhất là 5 l/s.
 

Hệ thống Sprinkler được tính toán cho trường hợp nguy cơ cháy thấp. Trong đó, cường độ phun tính toán là 0,08 l/s.m2. Diện tích tính toán giả định là 120 m2. Như vậy, lưu lượng tính toán là 0,08 x 120 = 9,6 l/s.
 

Hệ thống cấp nước chữa cháy ngoài nhà, vì tòa nhà nằm trong thành phố nên chúng ta sử dụng luôn nguồn nước chữa cháy của thành phố, vì thế không tính toán thêm lưu lượng dự trữ cho trụ ngoài nhà.
 

Vậy lưu lượng của máy bơm cần phục vụ cho các hệ thống hoạt động đồng thời là:


                                Q1 = 9,6 + 5 = 14,6 l/s.

Áp dụng công thức Hcc = H + HTT + HL    (1)

Trong đó:            

  • Hcc: Chiều cao cột áp cần thiết của máy bơm chữa cháy
  • H: Chiều cao hình học của họng nước so với máy bơm chữa cháy.
  • HTT: Tổn thất cột áp trên đường ống.
  • HL: Chiều cao cột nước khi ra khối đầu lăng (bằng chiều cao của phần cao nhất của công trình nhưng không nhỏ hơn 6m + với tổn thất đầu lăng và cuộn vòi D50 tổn thất này là 12 mcn.
  • Theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4513-1998 ta có:

                                  HTT = HD + HCB     (2)

Trong đó:                

HD: Tổn thất cột áp theo chiều dài đường ống
HCB: Cột áp tổn hao cục bộ.  HCB = 10%HD.


                                  Mà HD = L x Q2 x A     (3)

Trong đó:            

  • L: Chiều dài đường ống từ trạm bơm tới vị trí tính toán.
  • Q: Lưu lượng nước trong đường ống.          
  • A: Hệ số sức cản đường ống.

Từ (2) và (3) ta có công thức: H­­­TT = L x Q2 x A x 1,1

 

Các thông số tính toán cho đường ống chính và hệ vách tường như sau:
 

Đoạn ống D100 = 39m,  hệ số A=0,000267,   tổn hao= 2,44 mcn
Đoạn ống D80 = 12m,    hệ số A=0,001168,   tổn hao= 3,28 mcn
Đoạn ống D65 = 1,6m,    hệ số A=0,002893,  tổn hao= 0,12 mcn
Đoạn ống D50 = 23 m,    hệ số A=0,01108,   tổn hao= 7,01 mcn

Các thông số tính toán cho hệ đầu phun Sprinkler, Drencher như sau :
 

Đoạn ống D40 = 3,6m,    hệ số tổn thất 13,97 –  tổn hao= 2,87 mcn
Đoạn ống D32 = 3,2m,    hệ số tổn thất  3,44 – tổn hao= 2,59 mcn
Đoạn ống D50 = 3 m,      hệ số tổn thất  67,575   ( tính cho màng
Ngăn cháy có lưu lượng là 3l/s )   tổn hao= 1,01 mcn.

Vậy tổn thất đường ống cho 2 hệ thống sprinkler + vách tường là : 19,42  mcn
 

Tổn thất cột áp tự nhiên là : 31m
Tổn thất cuộn vòi là : 2m
Tổn thất đầu lăng và tia nước đặc là: 18m
Cộng tổn thất ta có cột áp của máy bơm là >= 70,42  mcn

 

Thông số kỹ thuật máy bơm
 

Như vậy từ phần tính toán thông số kỹ thuật máy bơm trên ta có thông số kỹ thuật của máy bơm cần dùng như sau:
 

  • Máy bơm chữa cháy động cơ điện có: H ≥ 71 mcn ; Q = 14,6 l/s
  • Máy bơm dự phòng chữa cháy động điện: H ≥ 71 mcn ; Q = 14,6 l/s
  • Máy bơm bù áp lực có: H ≥ 76 mcn; Q = 1 l/s

 Nếu công trình có máy phát điện dự phòng đủ công suất cho bơm chữa cháy hoạt động thì có thể dùng bơm dự phòng là bơm động cơ điện . Trường hợp công trình không có trạm phát điện riêng đủ công suất thì phải dùng máy bơm dự phòng có động cơ Diezen.
 

-Chọn thông số kỹ thuật cho máy bơm bù áp

Máy bơm bù áp lực có yêu cầu cột áp lơn hơn máy bơm chính nhưng không yêu cầu lớn về lưu lượng. Do đó, khi chọn máy bơm bù áp lực cho từng cụm bơm phải luôn luôn chọn máy bơm có cột áp lớn hơn máy bơm chữa cháy.


Tính toán bể nước dữ trữ cho chữa cháy


Theo TCVN 2622 – 1995 thì hệ thống chữa cháy vách tường phải chữa cháy liên tục trong 3 giờ, vậy dung tích dự trữ để hệ thống chữa cháy vách tường dựng trong 3 giờ liên tục là:

V1 = 5 l/s x 3 x 3600 = 54000  l = 54 m3.

Theo TCVN 7336 – 2003 thì thời gian chữa cháy cho hệ thống Sprinkler  0,5 giờ.

Vậy ta có V2 = 0.08 l/s x120x1800 = 17280 l = 17,28  m3.

Vậy thể tích nước dự trữ cho chữa cháy tối thiểu là:

V = 14,4 + 54 = 71,28 m3.  Lấy tròn là 72 m3

4.5 (90%) 12 votes


TACOTEK là đơn vị thiết kế hệ thống phòng cháy chữa cháy chuyện nghiệp,uy tín,nhanh,....


Ngoài tính toán thông số kỹ thuật của hệ thống chữa cháy, TACOTEK còn chuyên thiết kế ( hệ thống thông gió ,tạo áp cầu thang, hệ thống điện nhẹ, hệ thống phòng cháy chữa cháy) .

 

TACOTEK là đơn vị thiết kế hệ thống phòng cháy chữa cháy chuyên nghiệp, uy tín 


TACOTEK có đội ngũ kỹ sư thiết kế PCCC có trình độ chuyên môn cao với hơn 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế hệ thống PCCC. 

Vì thế sau khi kết thúc dự án, chủ nhà, chủ đầu tư đều tin tưởng giao cho TACOTEK các dự án tiếp theo của họ, ngoài ra các đơn vị này còn giới thiệu cho bạn bè, đối tác của mình. 
 

Nếu bạn có nhu cầu về thiết kế hệ thống phòng cháy chữa cháy . Tại đây, bạn sẽ nhận được chất lượng cũng như dịch vụ tốt nhất.

Lĩnh vực kinh doanh khác
Hỗ trợ trực tuyến
  • Tư vấn thiết kế PCCC

    0936.114 114
    028.66 542 542

  • Dự án PCCC

    0386.114 114
    0936.114 114

  • Thiết bị PCCC

    0903.677 333
    028.6277 8277

  • Giải pháp chống cháy lan

    0386.114 114
    0963.677 333

  • Phòng Kỹ Thuật,Bảo trì

    0386.114 114

  • Tài Chính Kế toán

    0346.114 114
    0902.111 677

  • Liên hệ Email

    pccctacotek@gmail.com
    mep.taco@gmail.com

Công trình tiêu biểu
Tất cả