PCCC chung cư cao tầng

Công tác PCCC tại các chung cư cao tầng chỉ là hình thức

 - Trong những năm vừa qua, trước thực trạng đáng báo động về việc hàng loạt các chung cư cao tầng xảy ra hỏa hoạn cháy nổ, nhưng vấn đề phố biến kỹ năng thoát hiểm, biện pháp phòng, chống cháy nổ tại các chung cư này đang trở nên cấp bách hơn bao giờ hết để đảm bảo tính mạng và tài sản của người dân...?

Tiếng chuông cảnh báo tại ngôi nhà M3-M4

Vào rạng sáng ngày 3/2, một vụ hỏa hoạn lớn xảy ra tại tòa nhà 21 tầng, chung cư M3-M4 (ở số 91 Nguyễn Chí Thanh, quận Đống Đa, Hà Nội), nó như một tiếng chuông, một lần nữa lên tiếng cảnh báo về hỏa hoạn tại các chung cư cao tầng trên địa bàn Hà Nội hiện nay.

Vào thời điểm trên, phòng kỹ thuật điện tại tầng xép (tầng 2 của tòa nhà) đột nhiên có những tiếng nổ lớn, điện chập với những tia sáng xanh chiếu ra ngoài. Sau đó là lửa cháy và khói đen đùn ra cửa chính…. Ngay sau khi vụ hỏa hoạn xảy ra, lực lượng cảnh sát PCCC chuyên nghiệp đã có mặt triển khai công tác cứu hỏa. Hàng chục cán bộ chiến sĩ cảnh sát PCCC đã dẫn vòi cứu hỏa theo cầu thang bộ lên các tầng triển khai chữa cháy. Tuy nhiên, do đường điện từ hộp kỹ thuật thông tầng nên ngọn lửa nhanh chóng lan nhanh lên các tầng trên của tòa nhà, khói đen lan ra các tầng theo đường hành lang và phủ kín toàn bộ lối lên xuống nên lực lượng chữa cháy rất vất vả để di chuyển lên tầng cao. Lực lượng cứu hỏa đã phải điều cả xe thang, sử dụng mặt nạ phòng độc để chữa cháy và cứu nạn đối với hàng trăm người dân trong tòa nhà. Sau gần 3 giờ đồng hồ chữa cháy, cứu nạn, toàn bộ người dân đã được bảo vệ an toàn.

Hiện trường vụ cháy tòa nhà chung cư 21 tầng M3 -M4 Nguyễn Chí Thanh.

Vụ việc xảy ra, khiến toàn bộ hệ thống điện của tòa nhà bị cháy, điều đáng kinh ngạc ở tòa nhà này là toàn bộ hệ thống điện của tầng hầm đi sát khu để xe của cư dân. Nếu như, chỉ một chiếc xe máy hay chiếc ô tô nào đó trong khu để xe phát nổ do ngọn lửa bắt vào thì điều gì sẽ xảy ra đối với các cư dân sống ở tòa nhà này?

Đáng chú ý, qua tìm hiểu của phóng viên, tất cả người dân tại tòa nhà M3-M4 đều cho biết không nghe được bất kỳ một tiếng chuông báo cháy nào và cũng không nhận được bất cứ một thông báo nào của Ban quản lý tòa nhà trong suốt vụ hỏa hoạn. Người dân chỉ biết tự cứu mình và chờ lực lượng cảnh sát PCCC chuyên nghiệp chứ không có cách nào biết chuyện đã xảy ra.

Anh Nguyễn Văn Hoàng, một người dân sống tại tòa nhà M3-M4 cho biết, khi thấy khói, anh mở cửa thì không nhìn thấy đường nên phải đóng chặt cửa lại, lấy khăn ướt cho mọi người trong nhà bịt mũi và mở cửa sổ để khói có thể lan ra. Trên các tầng cao của tòa nhà, nơi nhiều người già và trẻ em sinh sống cũng phải đối phó với biện pháp tương tự.

“Không có chuông báo cháy, không ai biết phải làm gì, chỉ ở trong nhà chờ được cứu và rất hoảng loạn”- anh Hoàng cho hay.

Đến khi lực lượng PCCC có mặt và xác định trong các căn hộ tại chung cư đều có người nên đi đến tầng nào, các chiến sĩ cảnh sát PCCC đều mở cửa chớp hành lang, thậm chí đập tan các ô kính của tòa nhà để thoát khói, đảm bảo an toàn cho người dân trong các tòa nhà. Một mũi sử dụng các vòi chữa cháy để dập lửa, một mũi khác được triển khai gõ cửa từng tòa nhà, sử dụng phương tiện bảo hộ để di chuyển người dân ra khỏi đám cháy, khu vực nguy hiểm. Sở Cảnh sát PCCC Hà Nội đã phải chi viện hàng chục mặt nạ phòng độc cho cán bộ chiến sĩ để vào khu vực khói độc chữa cháy và cứu nạn.

Hệ thống PCCC chỉ là hình thức

Theo thống kê của Phòng Cảnh sát PCCC, từ đầu năm 2012, tại Hà Nội đã có nhiều vụ hỏa hoạn xảy ra tại các khu chung cư cao tầng. Tất cả các vụ hỏa hoạn đều xuất phát từ nguyên nhân do chập điện, ý thức của người dân khiến nhiều người lo lắng. Đặc biệt là chính những cư dân đang sinh sống tại các khu chung cư cao tầng. Theo đó, bên cạnh các yếu tố khách quan về công tác đảm bảo an toàn cháy nổ tại các khu chung cư cao tầng, người dân cũng phải tự trang bị cho mình về kiến thức về khống chế, làm chủ bản thân khi có tình huống hỏa hoạn xảy ra.


Toàn bộ hệ thống điện bị cháy gần nơi để xe của cư dân tòa nhà.

Qua ghi nhận tại một số khu chung cư trên địa bàn Hà Nội, cháy chung cư cao tầng vừa qua lại một lần nữa tái khẳng định nguy cơ cháy nổ tại các khu chung cư, cao ốc, nhà tập thể cao tầng. Vụ cháy vừa qua, không phải là vụ cháy đầu tiên và cũng không phải là vụ cháy cuối cùng. Thế nhưng, chúng ta nhìn vào những bất cập của công tác phòng cháy, chữa cháy đối với người dân, đặc biệt là những người sống, làm việc tại các khu nhà cao tầng không thể không lo lắng. Điều đáng lo ngại nhất là hiện nay, các chủ đầu tư thì lại liên tục đầu tư, xây các tòa chung cư, cao ốc ngày một cao tầng. Nhưng khả năng của lực lượng PCCC và công suất của các loại xe chuyên dụng chỉ cho phép dập các đám cháy ở độ cao dưới 10 tầng.

Thực tế các vụ cháy nổ xảy ra cho thấy, vấn đề về an toàn cháy nổ và công tác phòng cháy chữa cháy tại các chung cư cao tầng tại Hà Nội rất đáng lo ngại. Dù mỗi tòa nhà, khi xây dựng, đều phải có phương án phòng cháy chữa cháy, và khi đưa vào sử dụng phải có chứng nhận về hệ thống phòng cháy chữa cháy, thế nhưng, thực tế hiệu quả của hệ thống này thế nào thì lại cứ có cháy mới biết tốt hay không.

Trong khi đó, hầu hết người dân Việt Nam chưa có tâm lý bình tĩnh ứng phó với rủi ro. Thực tế cho thấy, hậu quả rủi ro có thể nặng nề hơn, một phần chính là do sự hoảng loạn xảy ra khi có cháy. Trong khi các tòa nhà ngày một cao, thì khả năng chữa cháy của các lực lượng chức năng Hà Nội lại không cao theo kịp.


Hỏa hoạn xảy ra tại các chung cư, nhà cao tầng lực lượng PCCC đều bó tay với thiết bị chữa cháy.

Theo Giám đốc Sở cảnh sát Phòng cháy chữa cháy TP Hà Nội Nguyễn Đức Nghi: “Hiện phương tiện xe chữa cháy chỉ đảm bảo cứu hỏa đến độ cao 53m, tương đương tầng 17. Đây là một trong những khó khăn trong công tác cứu hỏa. Việc trang bị thang cao 73m cho xe cứu hỏa của Hà Nội là không khả thi vì xe rất nặng, có thể gây sập cống, đứt dây điện, đường cua xe dài không thuận tiện với địa hình đường đông ngõ nhỏ. Vì thế, chỉ có thể trang bị thang cứu hỏa từ 53m trở xuống”

Đối với những nhà cao tầng chủ yếu phòng ngừa và tự chữa cháy là chính, khi thiết kế nhà cao tầng phải theo quy chuẩn tự động chữa cháy. Tuy nhiên, trên thực tế, Việt Namchưa có tiêu chuẩn phòng cháy chữa cháy cho nhà siêu cao tầng cho nên, ngoài trang thiết bị tự ứng cứu ở các chung cư cao tầng hiện nay, khi xảy ra cháy nổ, quan trọng nhất là sự bình tĩnh của người dân để tự cứu lấy chính mình.

Chủ đầu tư xem nhẹ công tác PCCC

Bên cạnh đó, việc đầu tư hệ thống phòng cháy, chữa cháy tại chỗ đều bị các chủ đầu tư coi thường, xem nhẹ, thậm chí nhiều chung cư hệ thống PCCC tại chỗ lắp đặt từ lúc xây dựng sau đó bị lãng quên và không được bảo dưỡng. Có những công trình được trang bị đầy đủ phương tiện PCCC thì chỉ mang tính hình thức, đối phó với cơ quan nhà nước.

Theo thống kê mới đây, trên địa bàn Hà Nội hiện có khoảng 400 tòa nhà cao trên 10 tầng, được sử dụng làm chung cư, văn phòng, khách sạn, trung tâm thương mại, tuy nhiên qua khảo sát nhiều hệ thống chữa cháy của tòa nhà không được bảo trì, nhiều hệ thống bị hỏng, không hoạt động được.


Hệ thống PCCC chưa thể vươn lên tầng cao nên công tác PCCC gặp nhiều khó khăn.

Tại một số tòa chung cư cao tầng trên địa bàn Hà Nội, hiện nay các bình bọt cứu hỏa đều được trang bị để ứng cứu khi có hỏa hoạn xảy ra. Nhưng theo tìm hiểu thì các bình bọt cứu hỏa này đều có thời hạn sử dụng, sau một thời gian trang bị, các bình này phải được kiểm tra, bảo dưỡng và phải nạp bọt mới thì mới có thể hoạt động tốt trong công tác cứu hỏa.

Bên cạnh đó, các tòa nhà cao tầng hiện nay không hề có hệ thống thông gió, hút khói, cửa thoát hiểm liên tục bị khóa khiến người dân thoát hiểm gặp khó khăn. Và đặc biệt hơn nữa, tại các chung cư cao tầng hệ thống máy tăng áp ở cầu thang không hề có, nên khi xảy ra hỏa hoạn người dân khó có thể thoát thân trong điều kiện hành lang và cầu thang bị ngạt khói và lửa cháy lớn.

Nhìn lại các vụ cháy tòa nhà chung cư cao tầng cho thấy có rất nhiều vi phạm bộc lộ, từ công tác phòng chống cháy nổ đến quản lý xây dựng. Thứ nhất, hệ thống điện phụ của tòa nhà không hoạt động khi nguồn điện chính bị cắt, chính điều này khiến người dân bị kẹt lại, không thể nhìn thấy đường để chạy đến cửa thoát hiểm khi khói lan tỏa.

Thứ hai, tình trạng buông lỏng quản lý và chính sự thiếu hiểu biết của người dân trong việc tự ý xây dựng khu vực lan can, trong các căn hộ cũng là nguyên nhân làm cho lực lượng cứu hỏa không tiếp cận được khi xảy ra cháy. Và nữa, thiếu sót quan trọng nhất của tòa nhà M3-M4 này là điểm xuất phát của đám cháy lại chính từ khu vực kỹ thuật – nơi được quy định là phải có van chống cháy, cửa chịu nhiệt để tránh việc cháy lan tỏa.

Chính vì vậy, theo một số chuyên gia về PCCC thì trước việc phương tiện cứu nạn, cứu hộ, PCCC bị hạn chế. Cũng như vấn đề đảm bảo an toàn cháy nổ tại các chung cư cao tầng chưa được đảm bảo, vấn đề tập huấn kỹ năng PCCC, tâm lý đối phó tình huống cho người dân trong môi trường tập thể về phòng chống các vấn nạn PCCC là cấp bách và quan trọng hơn bao giờ hết.
 

Mr.Tín (0936.114114 - 0386.114114)

      

Tin tức khác
Hỗ trợ trực tuyến
  • Tư vấn thiết kế PCCC

    0936.114 114

  • Dự án PCCC

    0386.114 114
    0936.114 114

  • Thiết bị PCCC

    0903.677 333

  • Giải pháp chống cháy lan

    0386.114 114
    0963.677 333

  • Phòng Kỹ Thuật,Bảo trì

    0386.114 114
    0936114114

  • Tài Chính Kế toán

    0902.111 677

  • Liên hệ Email

    thietkephongchay@gmail.com
    mep.taco@gmail.com

Công trình tiêu biểu
Tất cả