Thảo luận thiết kế, thi công hệ thống phòng cháy chữa cháy

thiết kế, thi công hệ thống phòng cháy chữa cháy

Việc chữa cháy các tòa nhà cao tầng không hiệu quả bắt nguồn từ hệ thống phòng cháy chữa cháy (PCCC) được thiết kế và thi công không khoa học trong khi hệ thống lạnh đã không tính đến phương án tự ứng cứu.

Gói thầu thi công hạng mục (PCCC) của các tòa nhà cao tầng thường chiếm giá trị rất lớn và quy mô. Tuy được quảng bá rất hiện đại, bảo đảm an toàn tuyệt đối nhưng nếu việc thiết kế hệ thống PCCC của tòa nhà tự ứng cứu được thì đã khỏi phải nhờ đến lực lượng PCCC.

Hãy thử nghĩ lại xem có bao nhiêu vụ cháy lớn mà hệ thống PCCC của tòa nhà tự ứng cứu hay tất cả đều “tịt ngòi” hết?

Có thể thấy trong vụ cháy trung tâm thương mại Sài Gòn cách đây 10 năm, vụ cháy các trung tâm thương mại, chợ, chung cư, nhà cao tầng...thì toàn là lực lượng bên ngoài ứng cứu, còn hệ thống PCCC trong nhà đều “im re”.

Cũng cần phải nói thêm rằng các vụ cháy nhỏ, mới bắt lửa thì các bình chữa cháy CO2 đủ sức để dập tắt an toàn. Điều tôi muốn nói ở đây là hệ thống PCCC bằng ống thép dẫn nước của các tòa nhà, nó hầu như tịt ngòi khi cháy.

Theo tôi thì có một số đặc điểm kỹ thuật sai lầm như sau:

- Các đầu phun tự động chỉ thiết kế khi nhiệt độ trên 70 độ C mới phát nổ và tự phun nước

Các vòi chữa cháy (dạng cuộn) bằng cần thì chỉ bố trí ngoài hành lang. Khi một đầu phun nào tự mở xả nước thì sụt áp trong ống và máy bơm tự đề để bơm nước cấp vào hệ thống, nếu điện mất thì máy Diesel ứng cứu. Đó là thiết kế mà các tòa nhà cao tầng đang áp dụng, nhưng khi cháy mới thấy lỗi ở các điểm sau

- Đầu phun tự động được trang bị tận răng tới từng diện tích mét vuông trong cả tòa nhà đều không hoạt động khi cháy. Đó là nhiệt độ cháy không đủ tới ngưỡng 70 độ để kích nổ. Khi cháy không chỉ có lửa mà có cả khói, để chờ cho nó đủ 70 độ để kích nổ thì chắc con người sẽ chết hết. Đầu vòi này bố trí trên trần 2.5 đến 3m, nên nếu có cháy âm ỉ dưới nền thì còn lâu nó mới nổ được đầu phun.

Kết luận: việc thiết kế các đầu phun tự động này không bao giờ tự ứng cứu được. Nếu có xác suất tự ứng cứu được thì cũng chỉ vài % hi hữu nho nhỏ.

- Hệ thống đầu phun tự động chỉ là hệ thống đứng hàng thứ 2 sau hệ thống đầu dò khói tự động. Đầu này nghĩa là khi có khói thì chuông sẽ reo, báo động (hệ thống này tôi không có ý kiến)

- Các vòi chữa cháy dạng cuộn bố trí ngoài hành lang: loại này nếu xếp về mức độ ưu tiên ứng cứu thì xếp hạng sau cùng (nếu cháy lớn quá thì mới xài cái này, cháy nhỏ thì bình CO2 đủ dập rồi). Nhưng xin thưa rằng việc cầm cái đầu phun này không dễ chút nào, nếu không qua huấn luyện và trải nghiệm thực tế thì không mấy ai cầm được cái vòi phun này mà xịt (áp suất đẩy rất lớn, nên thường giật ngửa cả người). Nhưng có một thực tế là khi có cháy lớn thật sự xảy ra thì tất cả đều bỏ chạy, không ai đứng đó tự ứng cứu với các thiết bị này cả. Đó là tâm lý chung của con người.

- Một nghịch lý nữa là khi cháy lớn thì ưu tiên đầu tiên là ngắt điện toàn bộ hệ thống và kết quả là máy bơm nước chữa cháy đứng chân, hệ thống dự phòng diesel cũng đứng. Lý do là việc thiết kế hệ thống kỹ thuật chuyển đổi này thiếu tính toán, đúng nguyên tắc là mất điện lưới thì có động cơ diesel dự phòng. Nhưng xin nói rõ rằng một động cơ diesel 5-10 năm không chạy, chỉ chờ khi có cháy và mất điện mới xài đến, nếu không thì để nằm lạnh đó 5-10 năm và đến giờ cháy thiệt thì đề không nổ. Điều sai lầm ở đây là việc thiết kế hệ thống liên kết ứng cứu không cho phép tách ra và chạy độc lập để kiểm tra định kỳ động cơ diesel. Và kết quả là tự xưa đến nay có mấy hệ thống PCCC chữa cháy chuyên nghiệp của tòa nhà tự ứng cứu được đâu.

Trong vụ cháy tòa nhà EVN vừa rồi, nhiều ý kiến lại cho rằng hệ thống PCCC chưa đi vào hoạt động? Đó là lý do chính, nhưng hoàn toàn không phải như vậy. Nếu có đi vào hoạt động rồi thì cũng không hiệu quả. Lý do như sau:

- Nguyên nhân cháy và bắt lửa là lớp bông bảo ôn của hệ thống lạnh. Nếu hệ thống PCCC của tòa nhà này hiện đại đến bao nhiêu thì cũng không bao giờ ứng cứu được khi cháy hệ thống ống lạnh này

1: Hệ thống ống này bắt sát trần bê tông, trên mặt trần laphong, trong khi đầu dò cháy và đầu phun nước tự động nằm thấp hơn tầm 300mm nên hai hệ thống chữa cháy là Đầu dò khói và Đầu phun nước tự động bị loại ngay, không ứng cứu được

2: Sau khi hoàn thiện, mặt trần laphong che kín cả hệ thống này (ở dưới nhìn không thấy gì). Nếu có cháy ở trên này thì cũng không có đường mà xịt nước bằng vòi phun lên, nên hệ thống PCCC cuối cùng là vòi phun nước cũng hoàn toàn bất lực.

3: Hệ thống ống lạnh này thông suốt tất cả các vị trí và kín nên dù có cháy ở một vị trí nào đó thì khói theo ống này dẫn này thông đến tất cả. Như vụ EVN vừa rồi là một dẫn chứng, cháy ít mà khói phủ kín toàn bộ tòa nhà

4: Hệ thống lạnh này có quấn quanh nó một lớp bông giữ nhiệt xung quanh trong toàn bộ hệ thống và dán bằng keo con chó xung quanh. Nếu bất kì một vị trí ống này bắt lửa thì lan toàn bộ hệ thống từ A đến Z. Ống dẫn được gò bằng tôn kẽm 0.8mm nên khả năng dẫn nhiệt và giữ nhiệt cực kỳ nhanh, nên chỉ cần bắt lửa cháy là còn lâu mới dập tắt được.

5: Hệ thống này có quạt hút gió một đầu nên càng tạo điều kiện cho lửa bắt nhanh hơn, ống kín và hẹp nên ngọn lửa luồn trong ống này di chuyển cực kỳ nhanh. Các đoạn ống này thường ngắn từ 200mm đến 3000mm và đấu nối bằng bulong, tại các đầu nối có lót các lớp mút chống xì hơi 5mm để giữ áp suất, nên khi cháy lớp mút này cũng cháy luôn và để lộ khe hở cộng với quạt hút gió một đầu nên khói và lửa sẽ thâm nhập vào lõi ống dẫn này đi đến các nơi (nếu ống dẫn này có các đầu nối hàn kín thì khỏi phải bàn)

6: Vật liệu làm ống là tôn mạ kẽm, nên mặc dù bên trong ống không có vật liệu duy trì sự cháy nhưng lớp sơn hay kẽm bên trong này vẫn giữ được lửa và dẫn lửa rất nhanh

Chắc nhiều người cũng đã từng suy nghĩ và hay đặt câu hỏi là tại sao tòa nhà bằng bê tông cốt thép và gạch ngăn cách hết mà cháy lại lan nhanh đến thế. Cứ thử hình hình dung đơn giản theo kiểu nếu một căn phòng cháy thì làm sao nó lan được qua phòng bên cạnh được trong khi ngăn cách bằng tường rồi?

Nhiều câu trả lời lại cho rằng là do chập điện và lan truyền theo hệ thống điện. Thực tế không phải như vậy, hệ thống điện khi có cháy tại một phòng và có báo động thì điện sẽ được ngắt ngay hoặc nếu có chập thì hệ thống Asptomat 3 tầng bảo vệ cũng đã nhảy và ngắt hết. Vì vậy, lý do điện sẽ bị loại trừ.

Câu trả lời thực tế 100% là do hệ thống ống lạnh lan truyền mà không có biện pháp ngăn chặn nên nguyên nhân dẫn cháy và lan cháy có thủ phạm chính là hệ thống lạnh gây ra. Nếu muốn kiểm chứng thì sự cố cháy tòa nhà EVN là minh chứng cụ thể nhất.

Tôi sẽ mô tả quá trình lan cháy để mọi người có thể hình dung rõ hơn.

Đầu tiên là nếu có ngọn lửa cháy tại bất kỳ tại một vị trí nào đó trong phòng và bắt lửa vào lỗ thông hơi (miệng hệ thống lạnh) và lớp bông áp quanh ống bắt lửa và nó sẽ bắt đầu cháy rồi lan theo ống theo quy trình như trên đã trình bày.

Ngoài ra nó còn lan như sau: Tất cả các hệ thống này đều bắt kín trên trần laphong. Cùng với hàng loạt hệ thống khác, khi lớp bông bắt đầu cháy và lan, nó sẽ lan sang hệ thống ống điện, hệ thống điện nhẹ bằng nhựa ngay trên đầu nó cách 150mm và hệ thống ống nhựa điện nặng. Nghĩa là toàn bộ các ống nhựa luồn dây điện nằm ngay trên đầu ống lạnh bắt lửa 100%. Sát bên cạnh ống lạnh 100mm là máng cáp điện thoại, internet, cáp truyền hình. Nếu có phoi lửa này lọt vào máng này thì lửa cũng bắt đầu lan.

Và như vậy là toàn bộ các ống nhựa và dây điện nằm trên sàn laphong đã bắt lửa và tiếp tục con đường dẫn lửa chạy.

Khi các hệ thống ống này rẽ ngoặt vào từng phòng, đầu tiên là lửa sẽ lan đến miệng lỗ thông hơi trong căn phòng và đốt cháy tấm nhựa kỹ thuật chỗ miệng này. Đầu tiên là cháy và tấm nhựa mềm ra làm cho các lỗ vít vặn tấm nhựa cứng với ống lỏng và bong ra, kết quả là tấm nhựa này rơi xuống sàn và đụng cái gì thì cái đó cháy ngay lập tức.

Chỉ trong thời gian ngắn toàn bộ lửa đã thâm nhập tất cả mọi phòng và đốt cháy toàn bộ hệ thống điện.

Và kết quả cuối cùng sau khi lực lượng PCCC bên ngoài cật lực làm việc để dập tắt hết lửa thì người chết, người nhập viện, toàn bộ hệ thống tòa nhà bị hư hại, chỉ còn trơ lại bê tông và đập bỏ.

Tóm lại, nguyên nhân kỹ thuật trực tiếp và dễ hiểu nhất của hệ quả này là:

- Hệ thống PCCC được thiết kế và thi công không khoa học.

- Hệ thống lạnh thiết kế sai lầm, không tính đến phương án tự ứng cứu.

- Hệ thống lạnh chính là tác nhân chính gây ra thiệt hại toàn bộ cho vụ cháy và thông thường thiết kế và thi công hệ thống PCCC và hệ thống lạnh là do cùng một nhà thầu đảm nhận.

- Hệ thống lạnh càng hiện đại (theo hướng phục vụ cho sự tiện nghi) thì càng treo lơ lửng nguy cơ gây hại cho tòa nhà.

Trao đổi kinh nghiệm PCCC

Thứ 1:Đầu phun Sprinkler sẽ vỡ với nhiệt độ 65->70 độ C, người viết bài nói đầu Sprinkler không thể vỡ khi xảy ra cháy. không biết người viết có biết nhiệt độ đám cháy sau 5', 10', 15' là bao nhiêu độ không? Thứ 2: hệ thống bơm chữa cháy gồm có 3 bơm, bơm động cơ điện, bơm động cơ diezel và bơm bù áp chạy điện, đúng là khi xảy cháy thì phải ngắt điện, nhưng trong TCVN khi thiết kế hệ thống điện cho bơm, nguồn điện phải được lấy trước CB tổng của tòa nhà, chứ đâu phải lấy sau, nên ngắt điện cũng không vấn đề gì cả, còn bơm Diezel thì theo quy trình, mỗi tuần phải khởi động bằng tay kiểm tra một lần (2 tuần cũng chấp nhận được). Thứ 3: khi công trình đang thi công như EVN, các hệ thống chưa kết nói với nhau, đơn giản như bên điện chưa kéo dây cấp nguồn cho hệ thống bơm, hồ nước PCCC chưa thi công hoặc chưa bơm nước, thì lấy đâu ra nước để mà chữa cháy tự động    

Tác giả bài viết chả hiểu gì về ngành phòng cháy cả. hệ thống phòng cháy chữa cháy thiết kế và thi công không khoa học ở chỗ nào,bạn có biết thế nào là bản vẽ phòng cháy không.người thiết kế bắt buộc phải có chứng chỉ thiết kế do công an pc cấp và phải qua đào tạo về pccc,sau đó bản vẽ đó phải qua ít nhất là 2 cấp thẩm duyệt trong đó cấp quan trọng nhất là do phòng cảnh sát pccc cấp phép .khi mang bản vẽ hệ thống phòng cháy đi thẩm duyệt thì công an phòng cháy họ không chỉ hỏi mỗi hạng mục pccc đâu, các hạng mục khác như điện nặng, điện nhẹ điều hòa thông gió ,chống sét .... đều phải phù hợp với các tiêu chuẩn phòng cháy có liên quan .còn về thiết bị phòng cháy thì với công trình như thế thì không có chuyện hàng linh tinh đâu. còn về hệ thống sprinkler thì trên thế giới chưa phát minh ra hệ thống nào hiện đại hơn đâu.Tóm lại là do hệ thống còn đang thi công dở dang,công trường ngổn ngang nhiều vl dễ cháy ,tai nạn xảy ra là điều khó tránh khỏi    


Ngoài các ý kiến các bác đã nói ở trên, xin nói bạn Tèo là hệ thống HVAC và PCCC là do 2 nhà thầu khác nhau đảm nhiệm. Bạn lại nói thông thường là do một nhà thầu làm thì đúng là chả biết gì về xây dựng, M&E cả. Hiện nay thì việc tính toán thiết kế hệ thống hút khói hành lang, tăng áp cầu thang đã là nhiệm vụ của bên PCCC rồi, trước kia thì nhà thầu HVAC phụ trách luôn phần này. Điều quan trọng để giảm thiểu nguy cơ gây tổn hại lớn nhất khi xảy ra cháy thì các hệ thống cần đc interlock với nhau, các nhà thầu trong quá trình thi công phải combine chặt chẽ với nhau để hệ thống hoạt động đồng bộ khi xảy ra cháy, đồng thời cần đào tạo về kĩ năng tự ứng cứu cho con người khi có những trường hợp như thế xảy ra.    

Người viết bài này thiếu chuyên môn trầm trọng. Các hệ thống PCCC của toà nhà nếu có thiết kế thì thường rất đảm bảo vì chỉ các mặt hàng phòng cháy thường là loại đặc chủng mà VN không sản xuất được. Các đầu báo cháy báo khói là của nước ngoài. Mà đồ ngoại tất nhiên là khoản KCS và thiết kế lắp đặt là của hãng hết. Có bao giờ bạn thấy các khách sạn lớn từ 3 sao trở lên bị cháy te tua chưa? Đó là vì bị dập ngay khi có lửa hoặc khói rồi. Nguyên nhân chủ yếu cháy ở VN là do một số điều sau: 1. Hệ thống PCCC đã quá cũ mà không duy tu bảo dưỡng hàng năm 2. Do người sử dụng chủ quan. Cầu thang thoát hiễm (cái này dùng cửa 1 chiều) thường được chống ra để sử dụng đốt than tổ ong hoặc để đồ, nên cái cầu thang thoát hiểm này coi như vứt. 3. Hệ thống PCC là giai đoạn hoàn thiện nên nếu cháy là chịu vì chưa hoạt động ví dụ như toà nhà EVN vừa rồi 4. Văn hoá đốt giấy vàng mã ở nhà chung cư cao tầng, than chưa tắt mà ném thẳng xuống hố rác sinh ra bắt lửa ở hố rác bốc lên. 5. Còn nhiều nguyên nhân nữa mà không kể hết nổi, ví dụ như văn hoá sống, an toàn lao động v.v...    

Đọc bài viết mà thấy buồn cười. Còn cái nữa là nhầm lẫn lung tung về khái niệm: Kỹ thuật đáp ứng và kỹ năng vận hành. Xin thưa rằng dù có làm gì đi chăng nữa, mà con người không có ý thức sử dụng, vận hành hay bảo dưỡng thường xuyên thì cũng đều mất an toàn cả. Lúc đó đừng có đổ lỗi cho kỹ thuật. Ông đi 1 cái xe có an toàn đến đâu nhưng cứ uống rượu lao thẳng đầu vào gốc cây xem có thoát được không???    

- Đầu Sprinkler sẽ kích hoạt ở nhiệt độ khoảng 68 độ C.( nếu ngọn lửa tiếp xúc trực tiếp thì sẽ kích hoạt rất nhanh khoảng 5-10s là nổ đầu phun rồi)

 - Theo TCVN thì trên trần giả sẽ được bố trí các đầu báo nhiệt, khối và đầu Sprinkler với mật độ khá dày. nếu có cháy sẽ báo động và đầu Sprinkler sẽ hoạt động

- Sau khi bàn giao đưa vào sử dụng CDT sẽ được tập huấn về Công tác PCCC và hướng dẫn cách vận hành và bảo dưỡng rất chi tiết, bảo trì định kỳ theo tần suất: ngày,tuần,tháng, quí... nên bơm có vấn đề là xử lý ngay.

- Công trình EVN này vẫn trong giai đoạn hoàn thiện thì chưa chắc hệ thống PCCC đã hoạt động dc. vì nhiều lý do như bể nước PCCC chưa có nc....    

ông chẳng biết tí gì vế hệ thống cơ điện cả, ông có biết tất cả vật liệu sử dụng trong HVAC là loại hạn chế bị đốt cháy và không thể cháy không ? Các ống luồn dây điện nhẹ, điện nặng , tính hiệu..... đếu là loại không bắt lửa, cháy chậm hoặc không cháy, kể cả dây điện nếu dùng loại có vỏ bọc ngoài là XLPE thì có đốt cũng không cháy. Nói về hệ thống lạnh, các van ngăn lửa hoạt động rất hiệu quả khi có cháy, thậm chí các đầu dò CO2 (nếu có) gắn trong trần giả sẽ phát huy tác dụng ngay khi có cháy.... Còn về hệ thống PCCC như bác Thợ điện nước nói rồi đấy, ...... viết bài như vậy hóa ra từ trước tới giờ mấy công ty thiết kế và thi công cơ điện đều làm ẩu hết à.    

Em nghĩ bác Tèo nói có lý ấy chứ! Bác ấy là người bình thường. Còn các bác là kỹ thuật mà. Em nghĩ phản đối, hay phân tich chuyên sâu về kỹ thuật ở đây ko hay lắm. Em không cần biết ai đúng ai sai nhưng hãy nhớ. Khi có sự cố cháy mà cái cần bảo vệ thì không bảo vệ được thì chúng ta có so sánh tiêu chuẩn này tốt( gần bằng)với tiêu chuẩn kia cũng vô ích. Đã gọi là PCCC mà cháy queo hết nó còn chưa phun nước....... thì tiêu chuẩn, khoa học cái gì ở đây. Ai thiết kế? Ai Thẩm định? Ai vận hành? Ai kiểm tra việc vận hành đó có đúng qui định nhà nước không? Ai phạt hành chính? Em nghĩ chúng ta không nên đem sách vở ra đây. ( bác vào Google mà gõ đi, có 1 đống tiêu chuẩn đấy )

Em từng làm việc ở 1 tòa nhà của 1 trong những Doanh Nghiệp lớn nhất nước.( 350 con người nhé, cao 9 tầng, khoảng 1500 m2 sàn, không có cái cầu thang thoát hiểm nào cả, Cái lỗ duy nhất để lên văn phòng làm việc trên đó rộng đúng 1m. Và cái nhà đó nằm tại trung tâm thành phố). Người ta vào đó làm việc. Khi kiểm tra phòng cháy, thì thông báo trước. Sau đó thì kết quả rất mỹ mãn.

Họp tổng kết, em phán 1 câu cái nhà này mà cháy thì chỉ có đạp lên nhau mà chết ( ngay cái lỗ 1m đó), làm gì có chuyện chết do cháy và em bị mắng tơi tả. Thế mà nó vẫn hoạt động đến giờ đấy, em mới đi qua nó vừa về văn phòng thì đọc được bài này.

Đấy là 1 cái ví dụ nho nhỏ mà em là thành viên, em được đào tạo các bác ạ. Em rút ra cái kết luận thế này cho em: 1. Học kỹ năng đối phó với tình huống khi gặp cháy... ( trên mạng hoặc cơ quan Công An) 2. Luôn ghi nhớ trong đầu, hệ thống là PCCC nhưng: nó chỉ là báo cháy. Còn chữa cháy có 114 rồi, đừng có hi vọng lúc đó mấy cái vòi nó phun. 3. Đừng đặt niềm tin vào những người quản lý tòa nhà về PCCC. Họ sẽ chạy trước tiên. Em chứng kiến rồi. 4. Nếu có bình xịt Co2 hay bọt, thì có thể dùng. Nhưng mấy cái bình đó lúc xịt được lúc không. Nhưng nó có tem 7 màu ạ. Em bị mấy lần tập với mấy chú Công An. 5. Khi vào 1 tòa nhà lạ nhớ quan sát cái cầu thang thoát hiểm nhé ( mất có mấy giây thôi) nó hay để sơ đồ ở hành lang. Chứ lúc cháy mà đứng đó tìm đường là không kịp đâu.    

Cái mà bạn bảo là bông bảo ôn bạn có biết nó làm bằng gì không, nó được làm bằng sợi thuỷ tinh đấy, đố bạn đốt cho nó cháy thành ngọn lửa được đấy. Bạn nên tìm 1 bản thiết kế thông gió nhà cao tầng để đọc, xem hệ thống thông gió điều hoà nó có những thứ gì để chống cháy lan, hút khói những chỗ nào, ngăn khói những chỗ nào bạn nhé. Mong bạn có thêm kiến thức về HVAC!    

Tôi đố ông hanoifire chỉ ra được cái bản vẽ nào đã vận hành OK đấy? Ông Kent: nếu ông PCCC không can thiệp vào thì người ta giao cả HVAC và PCCC cho 1 nhà thầu, ông có đảm bảo là cháy mà hệ thống hoạt động OK không?

Theo đánh giá của mình về bài viết trên khẳng định bạn Lê Quang Tèo chẳng biết cái gì lại còn ý kiến. Xét các TCVN về PCCC đối chiếu với tiêu chuẩn NSPA thực tế không hơn kém nhau nhiều trong việc tính toán bảo vệ và chọn lựa thiết bị.

Về nhận xét của Tèo có những điểm sau đây chứng tỏ sự thiếu hiểu biết:


1) Đầu phun sprinkler hoạt động ở ngưỡng từ 68 đến 70 độ C hoàn toàn phù hợp đối với điều kiện nhiệt độ và môi trường tại Việt Nam. Với ngưỡng nhiệt độ đó được tính toán và chọn lựa chính xác để phân biệt giữa báo cháy giả và báo cháy thật. Chắc bạn Tèo muốn lau nhà suốt ngày hay sao mà bảo ngưỡng hoạt động đấy quá cao.


2) Với hệ thống chữa cháy vách tường, các vòi phun luôn được thiết kế với áp suất làm việc tối thiểu là từ 2,5 Kg/Cm2 đến 10Kg/cm2 tùy thuộc vào từng vị trí cao thấp khác nhau của tòa nhà. Với áp suất làm việc này thì chỉ có trẻ em dưới 8 tuổi và những người tàn tật mới không sử dụng được. Chắc bạn chưa bao giờ cầm lăng phun hay sao mà bảo giật cả người. Đối với các tòa nhà muốn đi vào hoạt động việc huấn luyện sử dụng các phương tiện phòng cháy chữa cháy là bắt bưộc đối với đội chữa cháy cơ sở.


3) Về hệ thống bơm chữa cháy, nguồn điện phục vụ bao giờ cũng là nguồn điện ưu tiên. Theo ý kiến của bạn, khi có cháy là toàn bộ hệ thống điện của tòa nhà tắt hết điều này chắc chỉ cá nhân bạn mới nghĩ ra. Hệ thống PCCC chỉ liên động với hệ thống thang máy, điều hòa thống gió, tạo áp buồng thang. Khi cháy đến đâu thì các CV cấp điện cho từng khu vực sẽ ngắt đến đấy. Trường hợp hy hữu cháy cả trạm biến áp lẫn máy phát điện, khi đấy động cơ Diezen se hoạt động thông qua nguồn điện dự phòng bằng acquy theo chế độ auto hoặc khởi động bằng tay. Còn trường hợp mà cháy phòng bơm thì lúc ấy phải chịu chứ biết làm thế nào. Đối với các tòa nhà, việc vận hành định kỳ hàng tháng là bắt buộc. Làm gì có chuyện 5 đến 10 năm không vận hành.


4) Ý kiến của bạn là cháy phía trên trần giả, điều này có thể xảy ra nhưng rất khó. Lý do: các ống bảo vệ dây hiện nay được thiết kế bằng vật liệu chống cháy, thậm chí còn được đi âm sàn bê tông. Với các thang máng cáp điện phía trên trần chủ yếu là hệ thống điện nhẹ thì làm sao mà có thể cháy được. Tuy nhiên với những trường hợp hi hữu vẫn có thể xây ra, để khắc phục vấn đề này một số chủ đầu tư thừa tiền, lắm của cũng đã thiết kế hệ thống đầu phun sprinkler phía trên trần. Việc này tôi ủng hộ vì thừa con hơn là thiếu.


Tất nhiên còn nhiều việc nữa bạn nêu lên tôi cũng chẳng tán thành tý nào. Điều quan trọng ở đây tôi muốn nói, tất cả những người dân nên có ý thức, trách nhiệm trong việc phòng cháy chữa cháy, đó là nghĩa vụ cũng như quyền lợi của tất cả mọi người. Đối với các chủ đầu tư cũng nên quan tâm nhiều hơn nữa với hệ thống PCCC của tòa nhà. Tạo điều tốt nhất tới các đơn vị thi công hạng mục PCCC. Đừng chủ quan, chỉ một sơ xuất nhỏ cũng có thể biến tất cả trở về cát bụi.    

Thông tin về bài viết chưa chính xác và thiếu tính chuyên môn. Bạn nên tham khảo các KS điện lạnh về chức năng của Fire Damper trong hệ thống ĐHKK như thế nào. Bạn hãy tìm hiểu xem vật liệu nhựa để SX ống luồn điện có gì khác với ống nhựa cấp thoát nước, và thêm nữa tác dụng và các ứng dụng của vật liệu Firestop trong thiết kế và thi công các hệ thống kỹ thuật ra sao... Bạn sẽ hiểu rõ hơn. Đó là những ý kiến tôi thấy cần bổ sung về bài viết của bạn, dẫu sao tôi cũng cám ơn bài viết khá chi tiết của bạn để mọi người nhìn nhận từ mọi góc độ.    

Nếu cách nhiệt đường ống gió bằng bông thủy tinh tỉ trọng 40kg/m3 thì nguy cơ cháy không có vì bông thủy tinh không thể cháy. Nếu nhà thầu sử dụng cao su cách nhiệt của những hãng danh tiếng như Aeroflẽ, Amflex, Maflex.. thì có thể chống cháy nhưng giá thành của các hãng này hơi đắt. Ngày nay do lợi nhuận nên nhà thầu hay sử dụng loại rẻ tiền thường sản xuất ở TQ nên nguy hiểm lắm. Thêm nữa, thiết kế đường ống gió trong các tòa nhà, thông thường phải có van chặn lửa cho từng khu vực, không cho cháy lan. Và hiện nay luật mới PCCC qui định phải có đầu phun chữa cháy và đầu báo cháy trên laphong vì hầu hết hệ thống kỹ thuật đều đi trên trần (Dây điện, ống ga v.v). Do đó trách nhiệm của bên thẩm định thiết kế rất quan trọng. Và chủ đầu tư cũng không nên tiết kiệm cho những thiết bị an toàn. Còn hệ thống đầu phun thì khi người ta sản xuất phải thử nghiệm nhiều mới bán, tôi không nghĩ nó không hoạt động.    

Người viết bài này thiếu chuyên môn về hệ thống cơ điện của tòa nhà nhưng lại tỏ ra rất hiểu biết.

Đề nghị Thợ điện nước giải thích rõ ý kiến của mình. Sai là sai như thế nào, cần làm rõ.

Hạng mục này rất quan trọng nhưng gói thầu cho nó là bé nhất chỉ bằng 15-20% gói thầu hệ thống điện thôi. Như vậy vấn đề là Chủ Đầu Tư công trình có quan tâm đến hạng mục quan trọng này hay không thì phụ thuộc vào tài chính. - Thứ 2 : Tiêu chuẩn PCCC đã có những tiêu chuẩn mới đảm bảo được chữa cháy bên trên trần giả, nhưng nếu đầu tư sẽ tốn nhiều kinh phí nên các CĐT thường yêu cầu đơn vị thiết kế giảm bớt - Thứ 3 : Nếu anh nói ống bảo vệ dây tín hiệu cháy lan thì chưa chắc, phải đạt nhiệt độ cao thì mới cháy, nhưng hầu như ống nhựa bây giờ là loại cháy chậm, - Hệ thống bơm chữa cháy nếu cán bộ quản lý thực hiện đúng qui trình bảo dưỡng thì chắc chắn sẽ hoạt động tốt. Máy Diezen ít nhất là 1 tuần cho chạy chế độ không tải và định kỳ hàng tháng cho chạy có tải bằng cách tắt máy bơm bù áp & bơm điện , rồi mở 2 họng chữa cháy cho bơm chạy đi. Tương tự cho bơm điện cũng vậy thôi. Hệ thống không hoạt động hiệu quả là do ý thức vận hành và sử dụng không đúng chứa đừng đổ vào hệ thống không hoạt động hiệu quả.    

Như bạn Tèo viết thì không ai dám vào nhà cao tầng để ở nữa rồi!!! Bạn Tèo có bài viết phân tích khá chi tiết về đường đi của khói trong tòa nhà khi xảy ra cháy. Nhưng khi bạn nói đến việc khói và lửa cháy lan giữa các phòng thì bạn đã quên một thiết bị ngăn cháy lan có hiệu quả mà các tòa nhà do các công ty nước ngoài hay thiết kế là; fỉe dampẻ - thiết bị ngăn cháy lan đó bạn!   

Đọc bài phân tích thấy bạn rất có kiến thức trong thi công rất am hiếu hệ thống cơ điện trong tòa nhà. Nếu là ý kiến đóng góp có thể còn chấp nhận được còn nếu là ý kiến của kẻ tỏ ra có kiến thức và hiểu biết thì bạn đang chứng tỏ cho mọi người thấy điều ngược lại.    

Xem lại loại vật liệu cách nhiệt cho tòa nhà EVN, nếu thi công đúng bông thủy tinh thì làm sao cháy..???? hay xài thứ vật liệu dỏm nào?

Nếu mấy người làm thiết kế và thi công mà cũng thiếu hiểu biết như người viết bài thì mới thực sự là nguy hiểm !!! Hầu hết thông tin trong bài đều sai. Thử hỏi đơn giản, vài năm trước, trong vụ cháy Diamond Plaza thì cái gì đã dập tắt lửa?
 

Mr.Tín (0936.114114 - 0386.114114)

      

Tin tức khác
Hỗ trợ trực tuyến
  • Tư vấn thiết kế PCCC

    0936.114 114

  • Dự án PCCC

    0386.114 114
    0936.114 114

  • Thiết bị PCCC

    0903.677 333

  • Giải pháp chống cháy lan

    0386.114 114
    0963.677 333

  • Phòng Kỹ Thuật,Bảo trì

    0386.114 114
    0936114114

  • Tài Chính Kế toán

    0902.111 677

  • Liên hệ Email

    thietkephongchay@gmail.com
    mep.taco@gmail.com

Công trình tiêu biểu
Tất cả